29/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Sâm đương quy

Sâm đương quy là gì? Đặc điểm và phân bố


Sâm đương quy còn được biết đến với tên: Tần quy hay Tần hoàng quỳ, một số nơi còn gọi với tên “Sâm phụ nữ” bởi dường như loại sâm giá rẻ này sinh ra là để phụ vụ cho sức khỏe của phái đẹp.

Hinh-anh-sam-duong-quy
Hình ảnh sâm đương quy tự nhiên

Đặc điểm:

Sâm đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ: Hoa tán apraceae.

Là loại thảo dược sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 40 – 80cm. Rễ phát triển thành củ giống các loại sâm khác, đặc biệt nhìn khá giống với sâm đá. Củ dài từ 10 – 30cm tùy vào tuổi đời. Củ màu nâu nhạt hoặc trắng xám, xù xì, có nhiều nếp nhăn dọc theo thân củ.

Phân bố:

Là một loại sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường phát triển ở những khu vực núi cao trên 1000m, khí hậu mát và ẩm. Tại Việt Nam, Đương quy được tìm thấy tại một số tỉnh thành miền núi phía Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và khu vực Tây Nguyên: Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Thành phần hóa học:

Sâm Đương quy có chứa chất Collagen Teana C1, đây là 1 chất cực kỳ quan trọng. Nó giúp tăng cường hoạt huyết, sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, làm gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể cũng như giúp cho da và các tế bào khỏe mạnh.

Ngoài ra đương quy còn chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như:

Ligustilid trong Tinh dầu có tác dụng: Làm tăng tuần hoàn máu.

N-butylphtalid có tác dụng: Chữa đột quị do thiếu máu não cục bộ cấp tính.

Polycacharid có tác dụng: Tăng cường miễn dịch và ức chế khối u

Coumarin có tác dụng: Hoạt huyết

Phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp.

Acid hữu cơ ferulic có tác dụng: Ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Tác dụng của Sâm đương quy


Theo Đông y, Đương quy có mùi thơm, vị ngọt, cay và hơi đắng, tính ấm, tác dụng vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa cơ thể.

Sâm đương quy có nhiều tác dụng như:

Bổ khí huyết, chữa các chứng do huyết hư, huyết ứ, xuất huyết gây người mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, da xanh xao, phụ nữ đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, sa tử cung, trĩ xuất huyết.

Trị các chứng tiêu hóa kém, nhuận tràng.

Trị các chứng bệnh xương khớp, tê bì chân tay, đau do ứ máu, chấn thương.

Hỗ trợ điều trị trong các chứng bệnh mạch vành, cao huyết áp, ung thư.

Làm đẹp da cho chị em phụ nữ.

Cách dùng sâm Đương quy


Sâm đương quy có thể chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng và cũng có thể làm vị thuốc trong Đông y. Ngoài ra trong dân gian còn có một phương pháp sử dụng sâm Đương quy hiệu quả đó là ngâm rượu.

Rượu đương quy dễ ngâm, tiện bảo quản và sử dụng được lâu dài. Đương quy tửu có tác dụng bổ tỳ vị, bổ huyết, bộ thận, tráng dương, kích thích khí huyết lưu thông.

Đương quy còn được sử dụng nhiều trong các món ăn như:

Món “ Ích não, dưỡng khí ”:

Cách làm món này là mổ bụng cá, moi hết ruột gan, nhồi Đương quy đã xắt lát vào bụng cá, nấu cho đến khi Đương quy mềm, cho gia vị rất nhẹ như muối, tiêu, xì dầu, tùy ý, nhưng không nên cho hương liệu khác đậm quá, sẽ át mất mùi thơm của Đương quy và vị ngọt tự nhiên của cá.

Món ăn có công dụng “Ngự hàn, hoạt huyết”:

Nguyên liệu: 

Cá, đậu phụ, rau cải trắng cắt nhỏ, nấm hương, ngâm mềm thái chỉ. Đương quy tươi xắt lát, nước dùng gà. Phân lượng nhiều ít tùy theo số người ăn. Nếu không thích cá, có thể thay bằng thịt bò, thịt gà hay thịt thăn heo tùy thích.

Chế biến: 

Trước hết đổ nước dùng vào xoong hay nồi, cho tất cả Đương quy vào. Nấu to lửa vài phút, bớt lửa nhỏ nấu độ 5 phút cho Đương quy mềm, bao nhiêu chất bổ hay tinh hoa của Đương quy đều tiết ra, nếu khô cạn thì thêm nước dùng.

Cho tất cả vật liệu vào nồi theo thứ tự lâu hay mau chín, thịt hay cá trước, đến nấm hương, đậu phụ. Sôi đủ chín thịt mới cho rau vào, nêm xì dầu hay muối vừa miệng, chờ canh sôi lại, lập tức tắt lửa múc ra tô lớn.

Món này tuy vật liệu giản dị, nhưng mùi vị rất thanh tao và ngon thơm.

Đuôi lợn hầm Đương quy:

Nguyên liệu: 

400g đuôi lợn, 1/2 thìa cà phê tiêu xay, muối, gừng, gia vị, 1 lít nước.

Dược liệu: 200g đương quy tươi.

Chế biến:

Đuôi lợn làm sạch, chặt khúc vừa ăn. Đương quy rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, thái sợi.
Đun sôi nước trong nồi, cho đuôi lợn vào hầm đến gần mềm thì cho Đương quy vào hầm đến khi mềm, nêm gia vị vừa ăn. Sau cùng rắc gừng và tiêu xay vào, tắt lửa. Múc ra tô, dùng nóng.

Công dụng: Đương quy có chứa tinh dầu, glucoza và vitamin B12 nên có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng và trị đau nhức xương khớp.

Kết luận


Trên đây là một số phương pháp sử dụng và chế biến món ăn từ Đương quy. Nói về chế biến làm thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe thì Đương quy đứng hàng đầu. Các bạn có thể lên mạng tìm với từ khóa “món ăn ngon, bổ từ đương quy” để tham khảo thêm nhiều hơn nữa cách sử dụng.

Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu, tham khảo thêm nhiều hơn các thảo dược miền núi quý, các bạn hãy click vào đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét