1/11/18

Tác dụng và các bài thuốc từ cao dây gắm

Cao dây gắm là gì


Cao dây gắm là cao được làm từ một loại thảo dược miền núi có tên là Dây gắm. Dây gắm còn có một tên gọi Đông y khác là “Vương tôn đằng”. Đây là một loại thảo dược quý của núi rừng phía Tây bắc nước ta.

cay-day-gam
Cây gây gắm

Đặc điểm:

Là loài dây leo mọc hoang ở rừng núi, thân dây leo mọc cao, dài khoảng 10 – 12m. Thân to, phình lên ở các đốt.

Lá nguyên, mọc đối, phiến hình trái xoan, thuôn dài, mặt tròn trên nhẵn bóng.

Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón. Hoa đực mọc thành chuỳ; hoa cái mọc thành chùm gồm nhiều vòng, mỗi vòng khoảng 20 hoa.

Quả có cuống ngắn, dài 1-5cm, rộng 12-16mm, dày 11-33mm, bóng, mặt ngoài phủ một lớp sáp, khi chín có màu vàng, hạt to.

Cây ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 10-12.

Phân bố:

Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp. Thường người ta dùng quả để ăn, dây để làm chạc hay thừng buộc thuyền bè và làm thuốc.

Tác dụng của Cao dây gắm


Vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn, sát trùng, trừ thấp, giải độc.

Dân gian thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộ độc. Còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Ngoài ra, Cao gắm còn giúp hạ axit uric trong máu, giảm đau, giảm sưng ở cả hai nhóm bệnh gout mãn tính và gout cấp tính.

Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (Ngộ độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn ). Rễ gắm còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều.
Lá của dây gắm dã để đắp vào vết thương do rắn cắn.

Đồng bào dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái lấy thân dây và rễ cây gắm cô thành cao sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh gút, bệnh khớp, đau nhức xương khớp.

Một số bài thuốc từ Cao dây gắm


Bệnh gút: pha loãng hoặc ngâm tan cao gắm với nước rồi uống (Dùng mỗi ngày từ 15 - 30g chia 2 lần, chú ý là để cao nhanh tan hơn có thể pha loãng với nước nóng).

Bệnh thấp khớp, đau nhức xương khớp thì ngâm cao gắm với rượu ( với tỷ lệ 100g cao gắm / 2 lít rượu ), uống 2 chén sau mỗi bữa ăn.

Thường ngâm với rượu để uống hoặc pha loãng với nước sôi để nguội rồi uống, hoặc cắt nhỏ bằng viên thuốc con nhộng uống trực tiếp ( dùng mỗi ngày từ 10 - 30g tùy từng mức độ nặng nhẹ ).
Khi sử dụng, trong một vài lần uống đầu có thể gây đau bụng và tiêu chảy 1 chút, nhưng không sao đâu.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét