29/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Sâm đương quy

Sâm đương quy là gì? Đặc điểm và phân bố


Sâm đương quy còn được biết đến với tên: Tần quy hay Tần hoàng quỳ, một số nơi còn gọi với tên “Sâm phụ nữ” bởi dường như loại sâm giá rẻ này sinh ra là để phụ vụ cho sức khỏe của phái đẹp.

Hinh-anh-sam-duong-quy
Hình ảnh sâm đương quy tự nhiên

Đặc điểm:

Sâm đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ: Hoa tán apraceae.

Là loại thảo dược sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 40 – 80cm. Rễ phát triển thành củ giống các loại sâm khác, đặc biệt nhìn khá giống với sâm đá. Củ dài từ 10 – 30cm tùy vào tuổi đời. Củ màu nâu nhạt hoặc trắng xám, xù xì, có nhiều nếp nhăn dọc theo thân củ.

Phân bố:

Là một loại sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường phát triển ở những khu vực núi cao trên 1000m, khí hậu mát và ẩm. Tại Việt Nam, Đương quy được tìm thấy tại một số tỉnh thành miền núi phía Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và khu vực Tây Nguyên: Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Thành phần hóa học:

Sâm Đương quy có chứa chất Collagen Teana C1, đây là 1 chất cực kỳ quan trọng. Nó giúp tăng cường hoạt huyết, sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, làm gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể cũng như giúp cho da và các tế bào khỏe mạnh.

Ngoài ra đương quy còn chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như:

Ligustilid trong Tinh dầu có tác dụng: Làm tăng tuần hoàn máu.

N-butylphtalid có tác dụng: Chữa đột quị do thiếu máu não cục bộ cấp tính.

Polycacharid có tác dụng: Tăng cường miễn dịch và ức chế khối u

Coumarin có tác dụng: Hoạt huyết

Phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp.

Acid hữu cơ ferulic có tác dụng: Ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Tác dụng của Sâm đương quy


Theo Đông y, Đương quy có mùi thơm, vị ngọt, cay và hơi đắng, tính ấm, tác dụng vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa cơ thể.

Sâm đương quy có nhiều tác dụng như:

Bổ khí huyết, chữa các chứng do huyết hư, huyết ứ, xuất huyết gây người mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, da xanh xao, phụ nữ đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, sa tử cung, trĩ xuất huyết.

Trị các chứng tiêu hóa kém, nhuận tràng.

Trị các chứng bệnh xương khớp, tê bì chân tay, đau do ứ máu, chấn thương.

Hỗ trợ điều trị trong các chứng bệnh mạch vành, cao huyết áp, ung thư.

Làm đẹp da cho chị em phụ nữ.

Cách dùng sâm Đương quy


Sâm đương quy có thể chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng và cũng có thể làm vị thuốc trong Đông y. Ngoài ra trong dân gian còn có một phương pháp sử dụng sâm Đương quy hiệu quả đó là ngâm rượu.

Rượu đương quy dễ ngâm, tiện bảo quản và sử dụng được lâu dài. Đương quy tửu có tác dụng bổ tỳ vị, bổ huyết, bộ thận, tráng dương, kích thích khí huyết lưu thông.

Đương quy còn được sử dụng nhiều trong các món ăn như:

Món “ Ích não, dưỡng khí ”:

Cách làm món này là mổ bụng cá, moi hết ruột gan, nhồi Đương quy đã xắt lát vào bụng cá, nấu cho đến khi Đương quy mềm, cho gia vị rất nhẹ như muối, tiêu, xì dầu, tùy ý, nhưng không nên cho hương liệu khác đậm quá, sẽ át mất mùi thơm của Đương quy và vị ngọt tự nhiên của cá.

Món ăn có công dụng “Ngự hàn, hoạt huyết”:

Nguyên liệu: 

Cá, đậu phụ, rau cải trắng cắt nhỏ, nấm hương, ngâm mềm thái chỉ. Đương quy tươi xắt lát, nước dùng gà. Phân lượng nhiều ít tùy theo số người ăn. Nếu không thích cá, có thể thay bằng thịt bò, thịt gà hay thịt thăn heo tùy thích.

Chế biến: 

Trước hết đổ nước dùng vào xoong hay nồi, cho tất cả Đương quy vào. Nấu to lửa vài phút, bớt lửa nhỏ nấu độ 5 phút cho Đương quy mềm, bao nhiêu chất bổ hay tinh hoa của Đương quy đều tiết ra, nếu khô cạn thì thêm nước dùng.

Cho tất cả vật liệu vào nồi theo thứ tự lâu hay mau chín, thịt hay cá trước, đến nấm hương, đậu phụ. Sôi đủ chín thịt mới cho rau vào, nêm xì dầu hay muối vừa miệng, chờ canh sôi lại, lập tức tắt lửa múc ra tô lớn.

Món này tuy vật liệu giản dị, nhưng mùi vị rất thanh tao và ngon thơm.

Đuôi lợn hầm Đương quy:

Nguyên liệu: 

400g đuôi lợn, 1/2 thìa cà phê tiêu xay, muối, gừng, gia vị, 1 lít nước.

Dược liệu: 200g đương quy tươi.

Chế biến:

Đuôi lợn làm sạch, chặt khúc vừa ăn. Đương quy rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, thái sợi.
Đun sôi nước trong nồi, cho đuôi lợn vào hầm đến gần mềm thì cho Đương quy vào hầm đến khi mềm, nêm gia vị vừa ăn. Sau cùng rắc gừng và tiêu xay vào, tắt lửa. Múc ra tô, dùng nóng.

Công dụng: Đương quy có chứa tinh dầu, glucoza và vitamin B12 nên có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng và trị đau nhức xương khớp.

Kết luận


Trên đây là một số phương pháp sử dụng và chế biến món ăn từ Đương quy. Nói về chế biến làm thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe thì Đương quy đứng hàng đầu. Các bạn có thể lên mạng tìm với từ khóa “món ăn ngon, bổ từ đương quy” để tham khảo thêm nhiều hơn nữa cách sử dụng.

Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu, tham khảo thêm nhiều hơn các thảo dược miền núi quý, các bạn hãy click vào đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


27/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Cà gai leo

Cà gai leo là gì? Đặc điểm và phân bố


Cà gai leo được biết đến là một loại thảo dược quý trong Đông y. Chúng mọc hoang dại khá phổ biến ở một số Tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên, chính sự hoang dại đó mà dân ta lại ít biết về tác dụng kỳ diệu của nó.

Ca-gai-leo
Cà gai leo hay còn gọi là cà độc dược

Trong Đông y thì cây cà gai leo là một trong những thảo dược có tác dụng giải độc gan đứng hàng đầu, chúng được xếp ngang bằng với Cây xạ đen.

Đặc điểm:

Cà gai leo với tên khoa học: Solanum procumbens. Trong dân gian gọi với nhiều tên khác như: Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, cà quánh, cà gai cườm,...

Cà gai leo thuộc loại cây leo, có thân dài từ 0,5 – 1m, có thể còn cao hơn, cây chia nhiều cành. Thuộc loại cây có nhiều gai, cành xòa rộng.

Lá cây hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn.

Ra hoa tháng 4 – 9, kết quả tháng 9 – 12. Quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 5 – 10 mm.
Hạt màu vàng nhạt, hình thận dạng đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm.

Phân bố:

Cà gai leo được tìm thấy ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, ngoài ra chúng cũng phát triển khá mạnh ở một số tỉnh Trung Quốc: Quảng đông, Quảng tây, Hải nam,...
Ở Việt Nam, chúng là một loại cây mọc hoang dại ở các bờ bụi, phân bố rộng rãi khắp các tỉnh phía Bắc cho đến Huế.

Thành phần hóa học:

Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng điều trị các bệnh liên quan đến gan.

Tác dụng của Cà gai dây


Như đã đề cập ở trên, Cà dây gai được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc giải độc gan, hạ men gan trong Đông y. Tuy nhiên, chúng còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác nữa, cụ để như:

  • Hạ men gan, mỡ máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của vius viên gan B.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan.
  • Làm giảm các các triệu chứng của bệnh gan như: Đau tức hạ sườn phải, vàng da …
  • Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu,...

Cách dùng Cà gai leo


Cũng như các loại thảo dược khác, cà gai leo có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc nam khác đều mang lại hiệu quả tốt.

Sử dụng độc vị:

Mỗi ngày sử dụng 40gram cà gai leo khô để hãm nước uống.

Kết hợp với Mật nhân, Xạ đen

Cà gai leo: 30gram

Cây xạ đen: 30 gram

Mật nhân: 10gram

Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc hoặc hãm với 1,5 lít nước trong khoảng 20 phút.
Sử dụng nước uống trong ngày, uống nóng vị trà sẽ ngon và thơm hơn.

Ngoài ra còn có nhiều cách dùng khác cũng cho hiệu quả tốt như sử dụng làm cao hoặc làm thuốc bột....

Kết luận


Cà gai leo đã được sử dụng trong Đông y từ rất lâu, ngày nay nó cũng đã được các công trình nghiên cứu chứng minh hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào kể cả là Cà gai leo, mọi người phải dùng đúng liều lượng, nhiều quá hay ít quá đều không tốt.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


24/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Đẳng sâm

Đẳng sâm là gì?


Đẳng sâm là một loại thảo dược thuộc họ nhân sâm. Nó được ví như “Nhân sâm của người nghèo”. Giá thành thấp nhưng lại có nhiều tác dụng to lớn, đôi khi còn có thể thay thế được các loại nhân sâm trong các bài thuốc chữa bệnh.

Hinh-anh-dang-sam-rung
Hình ảnh đảng sâm rừng

Đặc điểm:

Đẳng sâm là tên gọi phổ thông, tuy nhiên tên chính xác phải gọi là Đảng sâm. Đây là một loại thảo dược mọc lâu năm, có nguồn gốc ở khu vực Bắc Châu Á và bán đảo Triều Tiên. Đảng sâm thường mọc ven các bờ suối hoặc những khu vực rừng thưa thớt.

Đảng sâm là dạng cây bụi rậm rạp, có xu hướng leo bằng thân quấn, với các lá hình tim, hoa hình chuông màu lục nhạt với 5 đầu cánh hoa cùng các gân màu tía nhạt hay vàng. Loài cây này có thể cao tới 2 – 3 m và rễ dài 10 – 50 cm, dày 2 – 4 cm.

Phân bố:

Đảng sâm phân bố ở nhiều nước trên thế giới. Đa số tìm thấy tại một số tỉnh như Tứ Xuyên, Sơn Tây, Vân Nam, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Hà Nam, Liêu Ninh (Trung Quốc). Từ những năm 1961, Viện Dược liệu Việt Nam đã phát hiện đảng sâm ở các tỉnh phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn) và Tây Nguyên (Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai).

Thành phần hóa học:

Trong rễ Đảng sâm có:

  • Sucrose, Glucose,Inulin, Alcaloid, Scutellarein Glucoside (Trung Dược Học)
  • Furctose, Inulin (Thái Định Quốc, Trung Thaoe Dược 1982, 13 (10): 442)
  • CP1, CP2, CP3, CP4 (Trương Tư Cự, Trung Thảo Dược 1987, 18 (3): 98)
  • Glucose, Galactose, Arabinose, Mannose, Xylose, Rhamnose, Syringin, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside, Ethyl a-D-Fructofuranóide (Wan Zhengtao và cộng sự, Sinh Dược Hcj Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 42 (4): 339)
  • Tangshenoside I (Hàn Quế Nhự, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (2): 105)
  • Choline (Quách Ác Kiện, Bắc Kinh Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 11 (4): 43)

Tác dụng của Đảng sâm


Theo Đông y Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, đi vào 2 kinh: Tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng, sa tử cung, sa trực tràng, sa dạ dày ruột...

Rễ của đảng sâm được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa để hạ huyết áp, tăng hồng cầu và bạch cầu, điều trị chứng biếng ăn do tì vị hư nhược, khí huyết thiếu, tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung khí.

Được coi là "nhân sâm của người nghèo", rễ của đảng sâm cũng có thể được sử dụng để làm vị thuốc thay thế rẻ tiền hơn cho nhân sâm (Panax ginseng) vì đảng sâm và nhân sâm cùng bổ khí với đảng sâm bổ trung ích khí còn nhân sâm bổ tỳ vị và bổ nguyên khí. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng thay thế được, chẳng hạn đảng sâm trị ho suyễn do phế hư còn nhân sâm cũng trị ho suyễn và trị phế khí muốn tuyệt, hơi thở ngắn, thở ra gấp mà hít vào yếu, ho từng cơn, mạch tuyệt.

Đảng sâm trị âm suy, cảm mạo, miệng khát còn nhân sâm trị miệng khát, tiêu khát (ngoại cảm không được dùng nhân sâm). Đảng sâm trị huyết hư còn nhân sâm trị huyết thoát (xuất huyết). Nhân sâm an thần, ích khí, hồi cứu sinh mạng nhưng đảng sâm không có các tác dụng này.

Cách dùng Đảng sâm


Đảng sâm là một thảo dược, một vị thuốc quý trong Đông y. Từ lâu chúng đã được sử dụng làm vị thuốc trong Đông y, ngoài ra Đảng sâm còn được anh em đồng bào dân tộc chế biến rồi đem đi ngâm rượu sử dụng, rượu đảng sâm sử dụng đúng liều lượng cũng rất tốt cho cơ thể.

Rượu đảng sâm có nhiều tác dụng tuyệt vời:

Trị Phế hư với các triệu chứng: Đoản hơi, suyễn, tự ra mồ hôi, tiếng nói nhỏ, rất dễ cảm mạo, sợ gió, hay mệt mỏi, mặt nhợt nhạt, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.

Trị bệnh khí huyết đều suy, tỳ vị hư yếu: Tiêu chảy lâu ngày, sức khỏe kém, ăn không ngon miệng, ăn ít, thoát giang.

Trị bệnh sung khí suy nhược do tỳ hư dẫn tới ỉa chảy, tiêu ra máu, rong kinh, vàng da do huyết hư, ăn uống kém.

Trị nội thương, hư lao, hoạt tả, trường vị trung lãnh, khí suyễn, lỵ lâu ngày, mồ hôi tự ra, bị sốt, phiền khát, các chứng bệnh phụ sản, băng huyết…

Rễ đảng sâm phơi khô là một vị thuốc tuyệt vời trong y học cổ truyền. Một số bài thuốc cụ thể sử dụng vị thuốc này như:

Trị Thận suy, hay đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể: 

Đẳng sâm 16g, Cáp giới 6g, Huyết giác 1,2g, Trần bì 0,8g, Tiểu hồi 6g. Ngâm với 250ml rượu. Uống trước khi đi ngủ(Trung dược học).

Trị tử cung xuất huyết cơ năng: 

Dùng độc vị Đảng sâm, mỗi ngày 30 - 60g, sắc nước, chia làm 2 lần uống, liên tục 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt.

Trị bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho: 

Đẳng sâm rừng 16g, ý dĩ nhân, mạch môn, khoản đông hoa, hạnh nhân, xa tiên tử mỗi loại 10g, hoài sơn 15g, cam thảo 3g, sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml thì đem dùng. Mỗi ngày dùng 3 lần.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


22/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng quả trâu cổ

Đặc điểm quả trâu cổ


Quả trâu cổ còn được biết đến với tên đông y là Vương lưu bất hành. Dân gian còn có tên gọi khác như: Quả cổ trâu, Quả cây xộp, Quả cây vẩy ốc....Đây là một loại thảo dược vô cùng tuyệt vời, được sử dụng rất nhiều trong Đông y và là một thành phần không thể thiếu trong “Rượu tứn khửn – Biệt dược phòng the” của đồng bào người Mông.

Hinh-anh-qua-trau-co
Hình ảnh quả của cây trâu cổ

Đặc điểm cây trâu cổ:

Là loại cây dây leo, mọc sát vào vách đá, thân cây hoặc vách tường, lá cây khá nhỏ nên còn được gọi là cây vẩy ốc.

Lá mọc so le, lá ở cành sinh sản, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống lá có lông hung, lá kèm có lông.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa đực mọc tập trung ở gần đỉnh, bao phấn hẹp, bầu thuôn dài cong.
Quả phức to, hình chóp ngực, đầu bằng, nhẵn, màu tím khi chín, cùi nạc và mềm xốp.

Phân bố:

Cây trâu cổ là dạng cây dây leo thường mọc trên các vách đá, nhiều nơi còn trồng cây này ở bờ tường, bờ rào quanh nhà để làm cảnh. Cây phân bố ở khắp các vùng miền núi phía bắc nước ta.
Hiện nay nhiều nơi dưới miền xuôi trồng cây này để làm cảnh hoặc làm tường rào.

Tác dụng của vương lưu bất hành


Vương lưu bất hành được biết nhiều đến tác dụng lợi sữa cho phụ nữ mới sinh và đang cho con bú. Tuy nhiên loại quả này còn có những tác dụng mà người ta chưa biết hoặc chưa để ý đến như giúp tăng cường sinh lý cho nam giới và hỗ trợ điều trị, chữa các chứng bệnh liên quan đến sinh lý như: Liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh...

Vương lưu bất hành là vị thuốc được sử dụng từ rất lâu trong Đông y, chúng được ghi chép trong các sách cổ như:  Thần nông bản thảo, Bản thảo cương mục....Một số tác dụng cụ thể được ghi chép trong sách như sau:

Quả có tác dụng điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh.

Lá điều trị tắc tia sữa, lợi sữa.

Lá thân có tác dụng lợi tiểu, thông đại tiện, tiêu độc.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị liệt dương, yếu sinh lý, mắc chứng di tinh, mộng tinh.
  • Người bị đau lưng mỏi gối do thận yếu.
  • Phụ nữ bị tắc tia sữa, thiếu sữa.
  • Người bị phù thũng, bí tiểu.
  • Người bị táo bón, khó tiêu.

Cách dùng Quả trâu cổ


Cách 1: Sử dụng quả trâu cổ ngâm rượu

Nguyên liệu:

Quả trâu cổ tươi 2kg

Đậu đen (Sao thơm) 1kg

Rượu nếp ngon nấu thủ công nồng độ từ 40 – 45 độ 5 lít.

Sau khi ngâm rượu khoảng 2 tháng thì mang ra sử dụng. Loại rượu này có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường cốt. Điều trị các chứng bệnh đau lưng, mỏi gối, dinh tinh, mộng tinh, yếu sinh lý....

Cách 2: Sử dụng trong thành phần của loại rượu hảo hạng có tên “Rượu tứn khửn

Quả trâu cổ là một vị thuốc có tác dụng đến sinh lý vừa phải, khi kết hợp với các thành phần, vị thuốc khác trong rượu tứn khửn, sẽ cho ra một loại rượu hảo hạng của đồng bào người Mông. Loại rượu này có những tác dụng mạnh mẽ đến sức khỏe sinh lý nam giới, có thể nói là công hiệu nhất về mặt sinh lý trong tất cả các loại rượu sinh lý. Rượu nấm ngọc cẩu, rượu bòi vịt, rượu ba kích...đều phải xếp sau Rượu tứn khửn.

Rượu tứn khửn có công dụng tăng cường sinh lý hiệu quả, chữa các chứng bệnh xuất tinh sớm, yếu sinh lý, liệt dương, vô sinh, hiếm muộn....

Tham khảo thêm bài viết về “Rượu tứn khửn” bên dưới:

6 Tác Dụng Kì Diệu Của Rượu Tứn Khửn

Thành Phẩn Và Cách Ngâm Rượu Tứn Khửn


Cách 3: Sử dụng cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Quả khô 10 - 15g (hoặc lá cành khô 20 - 25g) sắc nước uống hàng ngày.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


20/11/18

Hật đậu lào khắc tinh của các loại lọc độc

Hạt đậu lào là gì


Hạt đậu lào được biết đến với tên gọi: Hạt đậu mèo, hạt mắc cải lai, hạt nọc. Đây được coi là vật bất li thân của những người thường đi rừng và làm việc trong rừng sâu. Có có những tác dụng tuyệt vời mà ít ai có thể ngờ tới.

Hat-dau-lao-hut-loc-doc-ran
Hạt đậu lào hút nọc độc rắn hiệu quả

Đặc điểm cây đậu mèo:

Đậu mèo thuộc họ dây leo, chiều dài lên tới tới 80m, nhánh mảnh, nhẵn, màu đo đỏ, sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu hung, thân và cành có lông, khi chạm vào người dễ gây mẩn ngứa, nếu lông rơi vào mắt sẽ nguy hiểm, khả năng gây ngứa do Enzyme Mucunain.

Lá có 3 lá chét hình trái xoan quả trám, mặt trên ít lông, mặt dưới có nhiều lông trắng mềm, các lá chét bên mất cân xứng, lá kèm sớm rụng.

Cụm hoa ở nách lá, hình chùm thõng xuống, dài tới 50 – 60cm, mang nhiều hoa và có nhiều lông ngứa. Hoa màu tím dài 5cm.

Quả đậu mèo cong hình chữ S, dài 5 – 8, không có nếp gấp, phủ đầy lông tơ ngứa màu hung hạt, hình trứng hoặc hình bầu dục, dẹt, màu nâu bóng.

Phân bố:

Hạt đậu mèo phân bố ở Đông Nam Á, Tây Á. Vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây này mọc rải rác ở các tỉnh miền núi, đặc biệt từ Quảng Bình trở ra, chủ yếu ở các rừng núi của vùng Tây Bắc, thường gặp mọc hoang dại, leo lên các bụi rậm, lùm cây ở bìa rừng vùng núi. Đây là cây ưa sáng, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Vòng đời từ khi mọc đến tàn lụi chỉ 4 – 5 tháng.

Tác dụng của hạt đậu lào


Theo kinh nghiệm của đồng bào miền núi, hạt đậu lào có tác dụng hút nọc độc của các loại côn trùng, rắn, bọ cạp...cực tốt. Tuy nó không thể loại bỏ được hoàn toàn độc tố nhưng nó sẽ giúp kéo dài thời gian để có thể kịp đưa người bị nạn đến những cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra nó còn có công dụng áp chế mụn nhọt, trị mụn đầu đinh. Đồng bào miền núi còn sử dụng rễ cây đậu lào ngâm rượu uống giúp điều trị chứng mất ngủ, đau nhức.

Cách dùng


Xác định vết cắn, buộc garô trên vết cắn khoảng 4cm (Garô có thể dùng bằng các dây có bản to, không nên dùng dây bản nhỏ quá, như thế dễ làm tổn thương cho nơi garô). Vùng được garô nên thắt chặt vừa phải, không nên thắt chặt quá và không nên garô lâu quá 30′.

Bổ đôi Hạt đậu lào theo đường gân sẵn có. Dùng 1 ít nước bọt bôi vào mặt trong của nửa hạt và ốp vào vết thương rắn cắn (Cũng có thể giã nát đắp vào vết thương ), có thể dùng kim khêu cho vết thương mở và chảy máu ra trước. Nửa hạt đậu sẽ tự dính rất chặt và hút độc.

Khi nó hút hết độc hoặc đầy, sẽ tự nhả, rơi ra. Lại dùng nửa hạt còn lại ốp tiếp. Nếu nó không dính nữa, tức là đã hết độc trong máu.

Nếu muốn sử dụng hạt đậu đã qua sử dụng một lần nữa, chỉ cần ngâm nó vào bát nước vo gạo trong vòng 24 giờ.

Đối với rắn độc cắn, quan trọng nhất là khâu xử lí cấp cứu ban đầu, càng sớm càng tốt. Và như thế, hạt đậu này rất giá trị, bất kì loài rắn độc nào cắn đều trị được, miễn là chưa bị biến chứng quá nặng, hoặc ít nhất giúp thuyên giảm độc tố.

Bất kể trường hợp nào, khi dùng hạt đậu, vẫn phải chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc người chuyên trị rắn độc cắn, để kiểm tra, theo dõi và điều trị tiếp. Không được dùng nửa hạt vừa hút xong, để hút tiếp, độc trong hạt đậu sẽ chạy ngược lại vào máu.

Cấm tuyệt đối không được ăn hoặc uống. Chỉ dùng ngoài da theo đúng phép đã chỉ.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


15/11/18

Cách dùng cây mật gấu hiệu quả trong điều trị bệnh và làm đẹp

Cách dùng cây mật gấu trong làm đẹp


Cây mật gấu là một thảo dược vừa có tác dụng chữa bệnh tốt vừa có tác dụng trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Đối với chị em phụ nữ, điều kinh khủng nhất đó chính là việc mụn trứng cá trồi lên mỗi khi thời tiết thay đổi hay do bụi bẩn bám vào trong lúc di chuyển trên đường. Nếu không biết cách điều trị ngay từ đầu chị em rất dễ để mụn lây lan và để lại sẹo thâm khi mụn lặn. Điều đó thì không chị em nào muốn mình bị vướng phải cả. Tuy nhiên, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến cho chị em một phương pháp loại bỏ mụn mà không để lại vết thâm một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, một phương pháp sử dụng cây mật gấu.

Cach-dung-cay-mat-gau-tri-mun
Cách dùng cây mật gấu trị mụn hiệu quả dành cho chị em phụ nữ

Nguyên liệu:

Nguyên liệu thì khá là đơn giản, chị em chỉ cần chuẩn bị cho tôi 0,5kg rễ + thân của cây mật gấu, rửa thật sạch sẽ, lấy bàn chải mà cọ, cọ đến khi nào mà chị em nghĩ là nó sạch thì thôi. Ngoài ra, chị em cũng phải chuẩn bị thêm bình và rượu nữa chứ, rượu thì cứ lựa loại rượu nấu, đảm bảo chất lượng, không bị pha bằng cồn công nghiệp là được, rượu từ 35 – 40 độ là vừa đẹp.

Sau khi rửa sạch sẽ rễ và thân cây mật gấu, chị em hãy mang ra nắng phơi cho ráo nước, nên để chỗ nào sạch sẽ tránh bụi bẩn nhé. Sau đó là chặt nhỏ nguyên liệu ra, mỗi khúc dài chừng 2 – 3cm là được.

Rồi, tiếp theo là chị em hãy bỏ rễ và thân cây mật gấu vào bình, xếp sao cho gọn gàng là được, không cần cầu kỳ, tuy nhiên cũng không nên cẩu thả quá. Tiếp theo nữa là đổ rượu vào bình ngâm sao cho rượu ngập hết nguyên liệu là được. Tỷ lệ ngâm tốt nhất là 0,5kg nguyên liệu chị em đem ngâm với 2 lít rượu là vừa đẹp. Cuối cùng là đậy nắp bình thật kín, thật chặt kẻo hơi rượu lại thoát hết ra ngoài thì không tốt. Mang bình rượu bảo quản nơi khô ráo thoáng mát khoảng 1 tháng là có thể mang ra sử dụng.

Đọc đến đây chắc chị em lại cứ nghĩ là tôi bày cho chị em uống rượu đây mà. Nhưng không phải vậy đâu, rượu ngâm đâu cứ phải uống mới là tốt, uống thì chỉ để cho cánh mày râu sử dụng chữa bệnh gan thôi. Bây giờ mới là cách sử dụng dành cho chị em làm đẹp đây này.

Cách dùng rượu cây mật gấu trị mụn bọc:

Mỗi khi bị mụn bọc quấy rầy, chị em chỉ cần sử dụng bông gòn sạch hoặc bông y tế tẩm rượu vào và thoa lên vùng da có mụn trước khi đi ngủ nhé. Sáng hôm sau thì dùng nước sạch rửa sạch sẽ vùng da đó, không dùng khăn mặt để chà vào vùng da có mụn, làm vậy dễ làm cho lở loét mụn dẫn đến lây lan sang vùng da khác và để lại sẹo thâm, rỗ. Chị em cứ làm đều đặn như vậy cho đến khi mụn lặn hẳn thì thôi. Thường thì sau khi sử dụng 2 ngày là chị em đã thấy có kết quả bất ngờ rồi. Chúc cho phái đẹp của cánh mày râu chúng tôi luôn luôn giữ được làn da mịn màng và không lo bị mụn.

Cách sử dụng cây mật gấu chữa bệnh hiệu quả


Ở trên tôi đã chia sẻ cách sử dụng rượu mật gấu để làm đẹp cho chị em phụ nữ rồi. Bây giờ thì đến cách sử dụng cho cánh mày râu chữa những căn bệnh liên quan đến bia rượu nhiều như bệnh gan, tiểu đường, huyết áp cao...

Theo tôi được biết thì cây mật gấu này đã được sử dụng trong Đông y từ rất lâu rồi, không chỉ có ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới các nước cũng sử dụng loại thảo dược tuyệt vời này trong điều trị bệnh.

Tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nepan… đã dùng cây mật gấu để làm thuốc từ rất lâu. Ngày nay, theo báo cáo phân tích chuyên sâu, các nhà khoa học phát hiện thành phần cây mật gấu chứa nhiều alocolid thuộc nhóm benzyl isoquinolein, berban amin, axycanthan và palmatin.

Theo nhiều nghiên cứu, cây mật gấu được ghi nhận có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Những hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy mật gấu có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú. Lá cây này dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá. Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Cách sử dụng cây mật gấu hạ men gan, hạ đường huyết:

Để hạ men gan hiệu quả các bạn chỉ cần mỗi ngày hãm một bình khoảng 1,5 đến 2l nước với 3 – 4 lá mật gấu. Sử dụng thay nước uống hằng ngày. Sau khi sử dụng từ 3 – 4 ngày các bạn dừng uống khoảng 2 ngày rồi lại tiếp tục quá trình uống như trên. Tại sao lại phải sử dụng ngắt quãng như vậy, đơn giản là vì lá mật gấu có một chút tác dụng phụ, nếu sử dụng 1 tuần liên tục sẽ gây cảm giác tức ngực, khó chịu nên phải uống ngắt quãng để đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Lưu ý: 

Nước sắc chỉ sử dụng trong ngày, không sử dụng sang ngày hôm sau bởi nó sẽ không còn tác dụng tốt cho cơ thể và rất dễ bị ôi thiu, dẫn đến ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.

Cách sử dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp:

Sử dụng rễ và thân cây mật gấu ngâm rượu, cách ngâm thì giống như ngâm rượu cây mật gấu để làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, rượu nên sử dụng rượu nếp và có nồng độ từ 40 – 45 độ là tốt nhất.

Sau khi ngâm khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng. Mỗi lần uống không quá 20ml ngày uống 3 lần.

Kết luận


Đó là những cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả nhất trong làm đẹp và điều trị bệnh. Cách làm khá đơn giản nhưng sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ.

Ngoài làm đẹp bằng cách chữa bệnh thì chị em phụ nữ cũng có thể làm đẹp bằng cách phòng bệnh. Theo nghiên cứu thì những chị em phụ nữ có đời sống chăn gối với chồng thường xuyên sẽ giúp trẻ hóa làn da, giúp da săn chắc hơn, đẹp hơn và ít bị mụn quấy rầy hơn.

Tuy nhiên, không phải ông chồng nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu của người phụ nữ mình yêu, không phải vì chàng không muốn yêu, chiều nàng, nhưng vì những lý do khác như vấn đề sinh lý không được tốt hoặc mắc các bệnh về sinh lý cũng dẫn đến làm giảm ham muốn tình dục của anh em. 

Nếu chị em phụ nữ nào mà có ông chồng như vậy thì đừng ngại ngùng gì mà không đưa ông chồng thân yêu của mình đi chữa. Điều đó là bình thường, có bệnh thì phải chữa, chữa thì mới khỏi, khỏi thì lại một người khỏe 2 người vui.

Ngoài các phương pháp tây y, bên Đông y cũng có những sản phẩm hỗ trợ điều trị và chữa các chứng bệnh liên quan đến sinh lý hiệu quả. Đó là việc sử dụng các thảo dược miền núi, những sản phẩm bí truyền của các đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông (Nơi sản sinh ra những loại thần dược chữa yếu sinh lý).

Nếu chị em có nhu cầu tham khảo những sản phẩm như vậy thì mời chị em tham khảo tại "Thảo dược miền núi".

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


13/11/18

Cây mật gấu và tác dụng của cây lá đắng

Cây mật gấu là gì ?


Cây mật gấu là một loại cây dại, mọc thành khóm, bụi, chúng được gọi với khá nhiều cái tên do đặc điểm vùng miền như: Cây lá đắng, Cỏ mật gấu, Mã hồ, Hoàng liên ô rô, Nhị rối vằn, Đằng nha sọc, Phong huyết thảo, Hùng đởm thảo, Sơn hùng đảm, Hoàng chấp thảo, Khê hoàng thảo....Còn rất nhiều cái tên khác nữa mà nếu có ngồi kể ra đây cho các bạn thì cũng hết ngày mất.

Đặc điểm nhận biết:

Cây mật gấu thuộc họ mộc thân gỗ, cao từ 5 – 10m, thường mọc thành bụi, khóm. Lá cây có hình lông chim, mọc quanh thân, cành, không đối xứng, gồm 1 gân lá giữa và nhiều gân 2 bên không đối xứng qua trục gân chính. Lá to có chiều dài lên đến 30cm, bề ngang lên đến 10cm. Lá có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Hai bên mép lá lăn tăn hình răng cưa, không rõ ràng nhưng nhìn gần có thể thấy.

Hinh-anh-cay-mat-gau
Hình ảnh cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng

Phân bố:

Hiện nay, Cây mật gấu được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành của nước ta. Bởi đặc tính thích nghi được với nhiều loại khí hậu, vì vậy người dân khắp nơi trồng để làm bờ bụi cũng như sử dụng lá để uống hằng ngày.
Ngoài ra, cây mật gấu cũng được tìm thấy ở các nước Châu phi, Ấn độ, Nam mỹ, Trung Quốc...
Thành phần hóa học:
Lá cây mật gấu có vị đắng bởi trong lá có chứa nhiều hoạt chất đắng - hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm vitamin (A, C, E, B1, B2), glycoside, saponin, alkaloid và tannin. Alcoloid nhóm benzyl isoquinolein gồm berberin, berban amin, oxyacanthin, isotetrandin, palmatin..
Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: Magnesium, Chromium, Manganese, Selenium, Sắt, Đồng, Kẽm, Protein thô, Chất xơ, Chất béo, Carbohydrate, Các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Tác dụng của Cây lá đắng


Cây mật gấu không những chỉ có thể sử dụng lá làm món ăn, làm thuốc mà rễ và thân chúng ta cũng có thể phơi khô ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Những hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá mật gấu có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá mật gấu còn dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Những tác dụng cụ thể của cây mật gấu:


  • Tẩy độc cho cơ thể, bảo vệ gan.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường
  • Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tả lỵ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá.
  • Chống sốt rét vì chất đắng trong lá có thể thay thế cho quinin.
  • Chữa đau họng, ho, trừ đờm, chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.

Lưu ý:

Khi sử dụng cây mật gấu liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ có triệu chứng bị tức ngực, đó là do tác dụng phụ của cây lá đắng. Vì vậy, không nên sử dụng quá thường xuyên và cũng không nên sử dụng với liều lượng quá nhiều trong mỗi.

Kết luận


Cây lá đắng đã có nhiều công trình khoa học chứng minh và ghi nhận về những tác dụng của nó đến sức khỏe. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng cũng như sử dụng chúng một cách mù quáng. Sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc những người am hiểu về loại thảo dược này, bởi vì khi sử dụng cây lá đắng cũng có những tác dụng phụ không thể lường trước được. Để đảm bảo cho sức khỏe cần tham khảo cách sử dụng của những người làm bên Đông y.

Mọi thông tin về sản phẩm thảo dược chất lượng cao, uy tín và đảm bảo mời quý bạn đọc liên hệ đến thông tin qua địa chỉ bên dưới, hoặc lên google tìm kiếm từ khóa “Thảo dược miền núi”.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


10/11/18

Lá cơm kìa và tác dụng giải độc gan, hạ men gan

Lá cơm kìa là gì


Lá cơm kìa là một trong những thảo dược hạ men gan, giải độc gan tốt nhất trong Đông y. Ngoài ra lá cơm kìa còn có nhiều công dụng hữu ích khác. Ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như sự phân bố của lá cơm kìa

Đặc điểm và phân bố:

Lá cơm kìa còn gọi là Lá đắng, cây rau đắng, kim thất tai, có nơi đồng bào còn gọi là lá mật vịt hoặc lá khôm kìa. Thuộc họ hoa Cúc.

Lá cơm kìa hạ men gan cực kì hiệu quả
Lá cơm kìa hạ men gan cực kì hiệu quả

Cây cơm kìa là một loại thảo dược, thân gỗ, có thể cao 60 – 90cm. Lá kép hình lông chim lẻ, màu xanh, mọc so le, dài 7 – 10 cm, hình trái xoan hẹp, rộng 2 – 5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn.

Cây thường phân bố chủ yếu ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, ở Việt Nam cây được mọc tự nhiên chủ yếu ở khu vực phía bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái…

Tác dụng của lá cơm kìa


Theo đông y cây lá cơm kìa là vị thuốc giúp hỗ trợ gan, mật, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu mỡ thừa, dùng tốt với người tiểu đường và cao huyết áp, giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho người đường ruột kém, người lao động nặng nhọc và người thường xuyên sử dụng bia, rượu.

Trong tây y tác dụng của lá cơm kìa có tác dụng trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe.

Lá cơm kìa thường được dùng nhất là nấu canh. Ngoài ra lá đắng cơm kìa còn được dùng hãm uống như trà hoặc tán bột viên cùng mật ong dùng hàng ngày nhằm hạ mỡ máu, giảm béo trị
bệnh tiểu đường, huyết áp, giải độc cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.

 Cây cơm kìa có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.

Tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan, phòng và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…

Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì.

Cây Cơm kìa còn trị mụn trứng cá và mụn bọc rất hiệu quả.

Đối tượng sử dụng:

  • Bệnh nhân men gan cao, xơ gan.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
  • Người bị bệnh sỏi mật
  • Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp.
  • Người bị béo phì.
  • Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


8/11/18

Cách ngâm rượu nấm lim xanh ngon, bổ

Cách ngâm rượu nấm lim xanh ngon, bổ


Nấm lim xanh ngâm rượu là một loại rượu hảo hạng, không chỉ ngon, bổ mà nó còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là khả tác dụng ức chế tế bào ung thư tuyệt vời của loại nấm này.


Cach-ngam-ruou-nam-lim-xanh
Cách ngâm rượu nấm lim xanh rừng

Vậy cách ngâm rượu nấm lim xanh như thế nào để vừa ngon, vừa bổ lại có thể tận dụng tối đa tác dụng tuyệt vời của nó. Nhiều khách hàng mua nấm lim xanh về nhưng loay hoay không biết ngâm như thế nào cho hiệu quả, vì vậy hôm nay tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những cách ngâm rượu nấm lim xanh vừa đơn giản lại vừa chất lượng.

Cách 1: Ngâm nguyên cây

Khi mua nấm lim xanh các bạn nên chọn những cây nấm có mũ nấm đều và to. Sau đó cắt phần gốc nấm (Bởi nấm mọc trên cây gỗ lim mà gỗ lim không ngâm được rượu cho nên phải cắt bỏ phần tiếp giáp cây nấm và mặt gỗ lim) rồi đem nấm đi rửa sạch với nước lã, dùng bàn chải cọ sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn có trong các kẽ nấm.

Sơ chế xong các bạn đem nấm để ráo nước nhưng tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời nhé, nên để những nơi thoáng không có bụi bẩn.

Chọn bình rượu có dung tích vừa đủ với số nấm lim mà bạn đem ngâm, nên sử dụng bình thủy tinh, bình sứ, bình gốm, không nên sử dụng bình nhựa để ngâm.

Xếp nấm đã qua sơ chế vào bình rượu. Tùy theo con mắt thẩm mỹ của các bạn để sắp xếp nấm sao cho đẹp và phù hợp với mắt nhìn.

Đổ rượu từ từ vào vào bình sao cho ngập nấm lim xanh. Tỉ lệ ngâm 5l rượu nếp ngon loại 40 – 45 độ ngâm với 3 lạng nấm lim xanh.

Đậy kín nắp bình để tránh rượu bị bay hơi, sau đó mang đi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ ổn định ít thay đổi sẽ cho ra chất lượng rượu tốt và ngon nhất.

Rượu ngâm từ 2 – 3 tháng là có thể mang ra sử dụng, mỗi lần sử dụng không quá 20ml, một ngày không sử dụng quá 60ml.

Cách 2: Thái lát mỏng trước khi ngâm

Quá trình sơ chế nấm lim xanh cũng giống như phương pháp 1. Sau đó các bạn thái lát mỏng nấm có độ dày khoảng 0,5 cm.

Khi ngâm rượu thì cứ 1kg nấm lim xanh các bạn ngâm với 10 – 12 lít rượu. Ngâm càng ít rượu thì chất lượng rượu càng đặc nhưng nước rượu cho ra sẽ đắng và khó uống. Nên sử dụng rượu nếp ngon có nồng độ cồn từ 40 – 45.

Ngoài ra các bạn cũng có thể cho thêm vài ba quả la hán hoặc một ít cỏ ngọt vào bình ngâm cùng với nấm lim xanh, mục đích chính là giảm bớt vị đắng của rượu mà thôi. Quả la hán với cỏ ngọt cũng rất tốt cho sức khỏe.

Thời gian ngâm cũng từ 2 đến 3 tháng là có thể mang ra sử dụng được. Liều dùng cũng vậy, không sử dụng quá 20ml một lần và không quá 60ml trong một ngày.

Trên đây là 2 cách ngâm rượu nấm lim xanh vừa đơn giản lại hiệu quả. Cách ngâm thì không quá phức tạp, nhưng quan trọng khâu chế biến phải kĩ càng và làm đúng từng bước.

Nấm lim xanh


Đặc điểm:

Nấm lim xanh là một loại nấm nấm linh chi đặc hữu. Chúng mọc trên các cây lim đã bị chết trong những khu rừng già, rừng nguyên sinh. Loài nấm này có kích thước nhỏ, trọng lượng chỉ bằng 1/10 nấm linh chi. Có 2 loại nấm lim xanh, một loại mọc ra từ rễ và loại còn lại mọc ra từ thân cây lim. Loại mọc ra từ thân cây cực hiếm và ít khi được tìm thấy.

Phân bố: 

Do đặc thù nên loại nấm lim xanh chỉ được tìm thấy tại các khu vực rừng nguyên sinh của Lào và Việt Nam. Loại nấm này chỉ được tìm thấy ở sâu trong các khu rừng già và rừng nguyên sinh.

Tác dụng cụ thể của nấm lim xanh


Nấm lim xanh được biết đến với khá nhiều tác dụng, đặc biệt nhất là khả năng ức chế tế bào ung thư hiệu quả. Có để sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan.

Ngoài ra nấm lim xanh còn có nhiều tác dụng cụ thể như:

Tác dụng hỗ trợ điều trị, điều trị ngăn ngừa các bệnh nan y như ung thư (các dạng ung thư và u, bướu), các bệnh về gan, phì đại tiền liệt tuyến, phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ, chữa bệnh gout, viêm khớp, đau nhức khớp, tiểu đường, đau dạ dày, đại tràng….

Tác dụng phục hồi, tăng cường chức năng giải độc gan, tăng cường sinh lực, giảm mỡ máu, giảm cao huyết áp, giảm mỡ thừa, giải độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da….

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


6/11/18

Tác dụng của sâm cau đen

Sâm cau là gì ?


Sâm cau là một sản phẩm thảo dược miền núi được nhiều cánh mày râu ưa chuộng. Sâm cau được biết đến có 2 loại là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Sâm cau đen còn gọi với cái tên là “Tiên mao”, tác dụng của tiên mao là mạnh mẽ hơn sâm cau đỏ nhưng độc tính của nó lớn hơn nên ít được sử dụng.


Sam-cau-den
Sâm cau đen còn gọi là Tiên mao

Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng thì Tiên mao sẽ là lựa chọn tuyệt vời hơn bởi khả năng nâng cao sinh lý của nó.

Sâm cau được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định được những tác dụng đó là có thật chứ không phải là lời đồn hay lời truyền miệng.

Đặc điểm:

Sâm cau đỏ và sâm cau đen có hình dạng khác nhau.

Sâm cau đỏ thực chất là rễ cây bồng bồng, tuy nhiên do hình dạng và màu sắc bên ngoài khá giống với rễ cau nên người dân gọi là sâm cau đỏ. Sâm cau đỏ thuộc loại cây nhỏ, cao từ 1 đến 2 m, rễ và củ phân nhiều nhánh có màu hồng đỏ. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con bám quanh thân rễ chính.

Sâm cau đen còn gọi là Tiên mao vì hình dáng lá giống cây cau nên được dân gian gọi là sâm cau và rễ có màu đen để phân biệt ra với sâm cau đỏ.

Sâm đen bên ngoài màu đen củ dài 15- 20 cm có khi hơn củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ.

Các bạn nên phân biệt rõ ràng 2 loại sâm này. Sâm cau đỏ ít độc tính nhưng chỉ có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc và hoàn toàn không có tác dụng đến sinh lý nam giới.

Sâm cau đen mới có những tác dụng mạnh mẽ đến sinh lý nam giới, vì vậy muốn tăng cường sinh lý thì hãy chọn sản phẩm sâm cau đen hay còn gọi là tiên mao. Đừng để các gian thương lừa mọi người về tác dụng mà sâm cau đỏ không có.

Sâm cau đen rất quý và hiếm vì vậy số lượng không có nhiều, các gian thương thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để nâng giá những sản phẩm mà không đem lại lợi ích như mong muốn.

Phân bố:

Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.

Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, tuy nhiên, trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã khan hiếm.

Tác dụng của sâm cau đen


Rễ cây Sâm cau đen có chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Thân và rẽ của cây Sâm Cau có chứa nhiều Curculigin A nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, được ví như là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.

Ngoài ra, thân và rễ Sâm cau đen có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên đồng thời cũng giúp chống lại những bất thường về tinh trùng như: tinh trùng yếu, chưa hoàn thiện hoặc kém chuyển động...

Để sử dụng Sâm cau đạt hiệu quả cao nhất, việc kết hợp với các dược liệu có tác dụng tương tự sẽ mang lại công năng vượt trội, trong đó phải kể đến Nhung hươu Bắc cực. Sâm cau đen cường tinh tráng thận, còn Nhung hươu ích huyết, sinh tủy. Cho nên khi cặp đôi này phối hợp với nhau sẽ đem lại tác dụng “kép” vượt trội: Giúp da dẻ hồng hào, khí huyết đầy đủ, cơ thể cường tráng và sinh lý mạnh mẽ trở lại.

Kết luận


Hi vọng sau khi tham khảo xong bài viết các bạn đã có thể phân biệt được 2 loại sâm cau và biết được những tác dụng của chúng. Tuy sâm cau đỏ không có tác dụng đến sinh lý nhưng nó cũng là một sản phẩm thảo dược tuyệt vời cho sức khỏe con người.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


3/11/18

Quả trâu cổ chữa yếu sinh lý

Quả trâu cổ


Quả trâu cổ hay còn gọi là quả cổ trâu, trong Đông y gọi là Vương bất lưu hành. Đây là một loại cây cảnh nhưng lại có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, đặc biệt là tác dụng trong điều trị yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh. Ngoài ra Quả trâu cổ còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa tắc tia sữa ở phụ nữ nuôi con nhỏ.

Qua-trau-co-chua-yeu-sinh-ly
Quả trâu cổ chữa yếu sinh lý và tắc tia sữa hiệu quả

Vương bất lưu hành là loại thân leo, thường mọc sát các vách đá, vách tường hoặc bám vào các thân cây khác để leo lên. Lá nhỏ nên được nhiều nơi gọi là cây Vảy ốc.

Cành trâu cổ ngắn và mềm, màu nâu, lúc non có lông, sau nhẵn.

Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống lá có lông hung.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa đực mọc tập trung ở gần đỉnh, bao phấn hẹp, bầu thuôn dài cong.

Quả phức to, hình chóp ngực, đầu bằng, nhẵn, màu tím khi chín, cùi nạc và mềm xốp.

Phân bố:

Là một loại cây mọc trên rừng, phân bố khắp các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên gần đây cây trâu cổ được các đại gia miền xuôi tìm và mang về làm cây cảnh rất nhiều.

Thành phần hóa học:

Quả trâu cổ có chứa các hoạt chất: Glucoza, arabinoza và fructoza.

Tác dụng của Vương bất lưu hành


Bộ phận sử dụng làm thuốc thường là thân lá và quả.

Quả trâu cổ từ rất lâu đã được các đồng bào dân tộc miền núi phía bắc sử dụng làm thuốc hỗ trợ tăng cường sinh lý cũng như chữa các bệnh liên quan như: Yếu sinh lý, liệt dương, mộng tinh, di tinh....

Lá được sử dụng trong trường hợp phụ nữ nuôi con bị tắc tia sữa, giúp các bà mẹ có nhiều sữa và chất lượng sữa mẹ tốt hơn.

Theo các tài liệu cổ của Đông y thì Vương bất lưu hành có những tác dụng cụ thể như sau:

Quả điều trị các bệnh như: Liệt dương, mộng tinh, di tinh, vô sinh, hiếm muộn con cái. Ngoài ra còn chữa đau lưng mỏi gối...

Lá là thành phần trong bài thuốc chữa tắc tia sữa.

Thân thì giúp lợi tiểu, tiêu độc và thông đại tiện.

Cách sử dụng Quả trâu cổ chữa yếu sinh lý


Quả trâu cổ thường được ngâm rượu để sử dụng dần trong quá trình điều trị yếu sinh lý ở nam giới. Có thể sử dụng độc vị, tức là chỉ ngâm một mình quả trâu cổ với rượu cũng rất tốt.

Tuy nhiên, khi sử dụng Quả trâu cổ kết hợp với một số vị thuốc nam như: Tứn khửn, Chí câu lỏ, Chí chuôn chua...rồi mới đem đi ngâm rượu thì nó sẽ trở thành “Rượu tứn khửn – Biệt dược phòng the” của đồng bào người Mông. Đây mới là cách tận dụng tốt nhất khả năng tăng cường sinh lý của Quả trâu cổ.

Đọc thêm bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về cách sử dụng quả Trâu cổ.

Thành Phẩn Và Cách Ngâm Rượu Tứn Khửn

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


1/11/18

Tác dụng và các bài thuốc từ cao dây gắm

Cao dây gắm là gì


Cao dây gắm là cao được làm từ một loại thảo dược miền núi có tên là Dây gắm. Dây gắm còn có một tên gọi Đông y khác là “Vương tôn đằng”. Đây là một loại thảo dược quý của núi rừng phía Tây bắc nước ta.

cay-day-gam
Cây gây gắm

Đặc điểm:

Là loài dây leo mọc hoang ở rừng núi, thân dây leo mọc cao, dài khoảng 10 – 12m. Thân to, phình lên ở các đốt.

Lá nguyên, mọc đối, phiến hình trái xoan, thuôn dài, mặt tròn trên nhẵn bóng.

Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón. Hoa đực mọc thành chuỳ; hoa cái mọc thành chùm gồm nhiều vòng, mỗi vòng khoảng 20 hoa.

Quả có cuống ngắn, dài 1-5cm, rộng 12-16mm, dày 11-33mm, bóng, mặt ngoài phủ một lớp sáp, khi chín có màu vàng, hạt to.

Cây ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 10-12.

Phân bố:

Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp. Thường người ta dùng quả để ăn, dây để làm chạc hay thừng buộc thuyền bè và làm thuốc.

Tác dụng của Cao dây gắm


Vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn, sát trùng, trừ thấp, giải độc.

Dân gian thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộ độc. Còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Ngoài ra, Cao gắm còn giúp hạ axit uric trong máu, giảm đau, giảm sưng ở cả hai nhóm bệnh gout mãn tính và gout cấp tính.

Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (Ngộ độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn ). Rễ gắm còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều.
Lá của dây gắm dã để đắp vào vết thương do rắn cắn.

Đồng bào dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái lấy thân dây và rễ cây gắm cô thành cao sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh gút, bệnh khớp, đau nhức xương khớp.

Một số bài thuốc từ Cao dây gắm


Bệnh gút: pha loãng hoặc ngâm tan cao gắm với nước rồi uống (Dùng mỗi ngày từ 15 - 30g chia 2 lần, chú ý là để cao nhanh tan hơn có thể pha loãng với nước nóng).

Bệnh thấp khớp, đau nhức xương khớp thì ngâm cao gắm với rượu ( với tỷ lệ 100g cao gắm / 2 lít rượu ), uống 2 chén sau mỗi bữa ăn.

Thường ngâm với rượu để uống hoặc pha loãng với nước sôi để nguội rồi uống, hoặc cắt nhỏ bằng viên thuốc con nhộng uống trực tiếp ( dùng mỗi ngày từ 10 - 30g tùy từng mức độ nặng nhẹ ).
Khi sử dụng, trong một vài lần uống đầu có thể gây đau bụng và tiêu chảy 1 chút, nhưng không sao đâu.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com