20/12/18

Dâm dương hoắc – Thần dược cho sức khỏe quý ông

Dâm dương hoắc chữa yếu sinh lý hiệu quả


Trong công việc người ta đo đẳng cấp của người đàn ông bằng công việc, tiền tài nhưng trong cuộc sống hôn nhân gia đình thước đo cho đàn ông là khả năng sinh lý, khả năng tình dục của đấng mày râu.

Dam-duong-hoac
Dâm dương hoắc, thần dược sinh lý

Dù bên ngoài bạn có là người thành công đến đâu đi chăng nữa nhưng khi về nhà bạn không hoàn thành trách nhiệm của người chồng, không đáp ứng được nhu cầu của người vợ thì bạn vẫn chưa phải là người thành đạt. Người thành đạt vừa có công việc, tiền tài cũng phải vừa có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

Công việc, tiền tài có thể kiếm được theo thời gian nhưng để có được hạnh phúc gia đình thật sự bạn phải có một sức khỏe tốt, đặc biệt là sức khỏe sinh lý. Sức khỏe sinh lý sẽ mất theo thời gian, đó là lẽ dĩ nhiên, vậy làm thế nào để kéo dài được khả năng sinh lý của bạn? Dâm dương hoắc chính là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Dâm dương hoắc là một loại thảo dược có khả năng tăng cường và kéo dài sức khỏe sinh lý cho mọi quý ông. Sử dụng điều độ và trong thời gian dài sẽ giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, giúp khả năng quan hệ tình dục nâng cao để bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của người phụ nữ bạn yêu thương.

Đặc điểm và phân bố:

Dâm dương hoắc còn có nhiều tên gọi như: Cương tiền, phương trượng thảo, thiên lưỡng kim, hoàng liên tổ, ngưu giác hoa, phế kinh thảo…. Dâm dương hoắc thuộc họ cây thân thảo, cao khoảng 0,5 – 1m có hoa, cuống dài. Cây có nhiều loại khác nhau như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc tá mác. Tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương cho nam giới.

Cương tiền phân bố chủ yếu ở miền rừng núi của Trung Quốc. Đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới.

Ở Việt Nam, cây mọc tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở: Hòa Bình, Sapa. Hiện nay, dâm dương hoắc thuộc loại cây quý, hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ triệt để.

Thành phần hóa học:

  • Icariin, Benzene, Sterois, Tanin, Palmitic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Vitamin A (Trung Dược Học).
  • Ceryl alcohol, Triacontane, Phytosterol, Oleic acid, Linoleic acid, Palmitic acid  (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên, q Thượng, q 1, Bắc Kinh 1975: 729).
  • Icariin, Icarisid (Dương Xuân Hân, Trung Thảo Dược 1980, 11 (10): 444).
  • Quercetin, Quercetin-3-O-b-D, Quercetin-3-O-b-D-glucoside  (Dịch Dương Hoa, Y Học Thông Báo 1986, 21 (7): 436).
  • Icaritin-3-O-a-rhamnoside, Anhydroicaritin-3-O-a-rhamnoside (Mizuno M et al. Phytochemistry 1987, 26 (3): 861).
  • Sagittatoside, Epimedin A, B, C (Mizuno M et al. Phytochemistry 1988, 27 (11): 3641).
  • Sagittatin A, B (Yoshitoru O, et al. Planta Med. 1989, 55 (3): 309).
  • Dihydrodehydrodiconiferylalcohoh, Olivil, Syringaresinol-O-b-D-glucopyranoside, Symplocosigenin-O-b-D-glucopyranoside, Phenethyl glucoside, Blumenol C glucoside  (Hiroyuki M, et al. Phytochemistry 1991,  30 (6): 2025).

Tác dụng của dâm dương hoắc


Dâm dương hoắc được biết đến với nhiều tác dụng, đặc biệt nhất là giúp nâng cao sinh lý nam giới, điều trị các bệnh về sinh lý như: Liệt dương, yếu sinh lý, vô sinh, hiếm muộn,...

Theo Đông y, dâm dương hoắc có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can, thận, trợ dương, mạnh gân xương, ích tinh, trừ thấp, chuyên trị bệnh liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, chân tay tê dại.

Một số tác dụng cụ thể:

  • Bổ Thận hư, tráng dương (Y Học Nhập Môn).
  • Lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí (Bản Kinh).
  • Kiện cân cốt, tiêu loa lịch (Danh Y Biệt Lục).
  • Bổ yêu tất (bổ lưng, gối), cường tâm lực (làm mạnh tim) (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

Một số bài thuốc từ dâm dương hoắc


Trừ thấp giảm đau. Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng:

Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống.

Ngoài ra có thể dùng rượu dâm dương hoắc và Kê huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, Ba kích 30g, Kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g. Ngâm rượu sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.

Điều trị yếu sinh lý, liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng ít, hoạt lực kém:

Thịt dê hầm dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị để ăn.

Trị liệt dương, bán thân bất toại:

Rượu thuốc dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 1kg, rượu trắng 8 lít. Ngâm trong 2 tháng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml.

Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu, hốt hoảng: 

Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


18/12/18

Chữa bệnh dạ dày bằng thảo dược đơn giản và hiệu quả nhất

Chữa bệnh dạ dày bằng thảo dược


Bệnh dạ dày là một căn bệnh khó chữa bởi đây là nơi giúp cho thức ăn tiêu hóa nên lượng axit tiết ra hằng ngày, hàng giờ dẫn đến việc điều trị bằng thuốc Đông – Tây y khá mất thời gian.

Y học hiện đại ngày càng phát triển, hiện nay có rất nhiều các sản phẩm thuốc Tây y sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày hiệu quả, tuy nhiên đi liền với lợi ích thì nó cũng mang lại vô số các tác dụng phụ không mong  muốn cho bệnh nhân. Vì vậy, các phương pháp điều trị bằng Thảo dược trong Đông y tuy là cho kết quả chậm hơn nhưng ít tác dụng phụ vẫn đã và đang được mọi người tin dùng và tìm đến.

Trong Đông y có rất nhiều các vị thuốc, thảo dược có những lợi ích tốt đối với dạ dày như: Lá khôi tía, cỏ lưỡi rắn, nấm linh chi, cây an xoa, đảng sâm, nghệ đen,...Đặc biệt phải kể đến lá khôi tía, đây là một thảo dược sinh ra là dành cho các bệnh nhân dạ dày.

Hôm nay, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả, đơn giản bằng các vị thuốc dễ tìm và dễ mua.

Các bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng thảo dược hiệu quả


Bài thuốc 1: Sử dụng lá Khôi tía

Chua-benh-da-day-bang-la-khoi-tia
Lá khôi tía - thần dược của bệnh nhân dạ dày

Sử dụng 40 – 80g lá khôi tía sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước và uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

Khi sử dụng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Đặc biệt, lá khôi tía kết hợp với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo,… có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính.

Giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị.

Giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Bài thuốc 2: Sử dụng Kê huyết đằng

Ke-huyet-dang-chua-benh-da-day
Kê huyết đằng - hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Phương pháp 1: Kê huyết đằng từ 16 đến 20g. Sắc nước, hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao đều được.

Phương pháp 2: Kê Huyết Đằng, Rau má (khô), Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Đỗ đen (sao), Ý dĩ, Cam thảo dây mỗi thứ 12g, Đảng sâm 16g. Sắc uống 1 ngày 1 thang sẽ rất hiệu quả.

Bài thuốc 3: Sử dụng Cỏ lưỡi rắn chữa ung thư dạ dày


Co-luoi-ran-chua-benh-ung-thu-da-day
Cỏ lưỡi rắn hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn ( rễ cỏ tranh ) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang, uống từ 2 – 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 4: Sử dụng cây Lược vàng

Cay-luoc-vang-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-da-day
Cây lược vàng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày hiệu quả

Dùng lược vàng và mật gấu trị ung thư dạ dày: 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) thêm một giọt mật gấu ăn sống, ngày một lần lúc đói liên tục trong 1 tháng là khỏi bệnh.

Bệnh dạ dày và nguyên nhân


Bệnh dạ dày ở nước ta ngày càng có dấu hiệu phát triển nhanh. Không kể già trẻ, gái trai, ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này:

  • Bệnh do vi khuẩn Hp(Helicobacter pylori) gây ra. Đây là vi khuẩn gây ra 80% số người bị bệnh viêm loét dạ dày.
  • Sử dụng thuốc tây quá nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh, do chất giảm đau có trong thuốc kháng sinh sẽ làm giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh do Nicotine trong khói thuốc làm tăng bài tiết acid dạ dày, cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn cao có trong bia rượu lại góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời bào mòn dạ dày…
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ không đúng giờ sinh học, thức khuya cũng là nguyên nhân làm cho chúng ta rất dễ mắc phải căn bệnh dạ dày.

Còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh này. Các bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách hỏi đáp với các chuyên gia về lĩnh vực này.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


15/12/18

Quế chi là gì? Tác dụng và cách dùng

Quế chi là gì?


Quế chi là tên của một vị thuốc trong Đông y, dân gian thường gọi đơn giản vị thuốc này là cây Quế hay vỏ Quế. Nó được sử dụng khá phổ biến trong dân gian, tuy nhiên ít ai biết nó lại là một vị thuốc tuyệt vời trong y học cổ truyền.

Quế chi có tên gọi khoa học là Cinnamomum loureirrii Ness. Được làm từ vỏ của một loại cây chi Quế, họ Long não.

Đặc điểm của chi Quế:

Thuộc cây gỗ, cao 10 – 20m, vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng, khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của quế.

Hinh-anh-que-chi
Hình ảnh Quế chi

Phân bố:

Chi quế được có nguồn gốc ở Việt Nam và Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng được phát triển, trồng với diện tích lớn tại: Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh,...

Thành phần hóa học:

Vỏ Quế:

Tinh dầu 1-3%, có thể đạt đến 6% (Quế Quảng Nam), DĐVN III qui định không dưới 1%. Các hợp chất diterpenoid (cinnacassiol), phenylglycosid, chất nhày, các hợp chất flavonoid, tanin và coumarin.

Tinh dầu quế, tên thưng phẩm Cassia oil,  là chất lỏng không màu đến màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt sau nóng cay, d20: 1,040 – 1,072, nD20: 1,590 – 1,610, D20: – 10 đến + 10. Thành phần chính của tinh dầu vỏ quế là aldehyd cinnamic (70 – 95%). DĐVN III qui định không dưới 85%. Ngoài ra còn có cinnamylacetat – chất làm giảm giá trị tinh dầu quế, cinamylalcol và coumarin.

Lá:

Tinh dầu chứa 0,14 – 1,04%. Phân tích tinh dầu lá quế gồm: Banzaldehyd, bazylacetat, aldehyd cinnamic, cinnamylacetat và coumarin.

Tác dụng của Quế chi


Theo Đông y Quế chi có vị ngọt, cay, tính đại nhiệt (rất nóng), quy vào hai kinh Can (gan) và Thận, có tác dụng chữa các chứng phong hàn, tâm tỳ dương hư.

Một số tác dụng cụ thể:

  • Giảm lượng đường trong máu và điều trị bệnh tiểu đường loại 2.
  • Giảm cholesterol.
  • Trợ giúp tiêu hóa.
  • Điều trị tiêu chảy.
  • Chữa cảm lạnh thông thường.
  • Giảm đau viêm khớp.
  • Tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức.
  • Điều trị đau răng.
  • Loại bỏ hơi thở hôi.
  • Chữa đau đầu và chứng đau nửa đầu.

Cách dùng Quế chi


Theo Trung Y: Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.

Làm nước hãm (quế thường): Cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng. Tẩm nước đồng tiện 1 – 2 ngày đêm (để giáng hoả vì nóng quá xông lên hại mắt).

Cho miếng quế đã tẩm vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi róc ngay ra bỏ đi, cho vào nước sôi khác, lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống. Uống lần sau pha với nước khác mà dùng. Một lượt vỏ quế như thế có thể pha 2 – 3 lần.

Kiêng kỵ: 

Không phải hư hàn không nên dùng.Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


13/12/18

Nhục thung dung – Nhân sâm giữa sa mạc

Nhục thung dung là gì?


Nhục thung dung là một loại thảo dược thuộc họ Cỏ chổi, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là nâng cao mạnh mẽ khả năng sinh lý của nam giới.

Đặc biệt trong y học trung hoa, nhục thung dung đã được sử dụng rất lâu, trong đó phải kể đến bài thuốc Thốc kê hoàn mà Võ Tắc Thiên và Thành Cát Tư Hãn sử dụng nhằm nâng cao khả năng tình dục. Thốc kê hoàn có thành phần chính là Nhục thung dung.

Đặc điểm:

Nhục thung dung có tên khoa học là: Herba Cistanches. Nó thuộc cây hoa vàng, hoa tím, hoa trắng ,... khi tẩm muối và sấy khô đều có màu duy nhất là màu đen, suốt dọc theo thân đều có vảy.

Nhuc-thung-dung
Nhục thung dung - thần dược sinh lý giữa sa mạc

Phân bố:

Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc từ các tỉnh Thiểm tây, Cam túc, ngoài ra cây còn mọc ở Mông cổ. Tại Việt Nam tất cả sản phẩm nhục thung dung đều được nhập khẩu từ Trung Quốc dưới dạng khô.

Thành phần hóa học:

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong nhục thung dung rất phong phú, có chứa các chất như: boschnaloside, orobanin, 8-epilogahic axít, betaine, nhiều loại axit hữu cơ và trên 10 axit amin.

Những chất này có tác dụng kiềm chế quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ, tăng thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng hạ huyết áp ở mức độ nhất định và có tác dụng như một loại hormone sinh dục.

Tác dụng của Nhục thung dung


Theo Đông y, nhục thung dung vị ngọt, chua, mặn, tính ôn thận, tốt cho đại tràng. Cây có các tác dụng chính sau :

  • Điều trị khí huyết hư hàn, thấp nhiệt (chân tay lạnh)
  • Ôn thận tráng dương
  • Nhuận tràng thông tiện
  • Thận dương hư, di tinh, liệt dương, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm
  • Điều trị vô sinh do suy giảm sinh lý
  • Điều trị tiểu dắt, dị niệu

Các đối tượng sử dụng:

  • Người bị thận hư di tinh liệt dương, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, di niệu, sợ lạnh, tay chân lạnh, tỳ vị hư hàn, người cao tuổi dương hư táo bón, phụ nữ vô sinh…
  • Người bị táo bón ở người cao tuổi do khí huyết hư.
  • Dùng cho các trường hợp tiểu dắt, di niệu.

Cách dùng Nhục thung dung hiệu quả


Phương pháp 1: Sử dụng độc vị, ngâm rượu 

Rượu nhục thung dung dùng để chữa rối loạn cương dương, liệt dương ở nam giới. Rượu có tác dụng mạnh mẽ đến sinh lý, giúp nam giới cường gân kiện cốt, làm tăng ham muốn tình dục và kéo dài thời gian quan hệ.

Cách ngâm:

Nhục thung dung khô sau khi mua về các bạn nên hơ qua trên ngọn lửa, điều này sẽ giúp cho Nhục thung dung ấm lên và giảm bớt mùi hăng của nó.

Cho nhục thung dung khô đã qua sơ chế vào bình thủy tinh hoặc bình gốm, sứ. Tuyệt đối không ngâm vào bình bằng nhựa.

Sử dụng rượu nếp ngon có nồng độ cồn vào khoảng 40 – 45 độ rót từ từ vào bình cho đến khi ngập Nhục thung dung.

Tỷ lệ ngâm thì cứ 1kg Nhục thung dung khô, các bạn nên ngâm với khoảng 10 lít rượu.

Sau khi ngâm nhớ đậy nắp bình rượu thật kín để tránh hơi rượu thoát ra ngoài, dẫn đến làm giảm nồng độ rượu và giảm chất lượng rượu ngâm.

Thời gian sử dụng là sau khi ngâm khoảng 2 tháng tính từ ngày bắt đầu ngâm.

Khi sử dụng lưu ý mỗi lần dùng không quá 20ml và mỗi ngày dùng không quá 60ml.

Phương pháp 2: Sử dụng Nhục thung dung kết hợp với các vị thuốc nam khác

Bài thuốc 1: Chữa xuất tinh sớm

  • Nhục thung dung: 100g
  • Nấm ngọc cẩu (Hay còn gọi là tỏa dương): 100g
  • Nấm phục linh: 25g
  • Long cốt: 50g
  • Tang phiêu tiêu: 50g
  • Rượu trắng: 3 lít (40 – 45 độ)

Cho tất cả các vị thuốc bên trên vào một bình rồi đổ rượu vào ngâm. Đậy thật kín nắp bình rồi mang bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.

Ngâm ít nhất 1 tháng, thỉnh thoảng phải lắc bình lên, khi sử dụng thì mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần uống từ 20 – 30 ml.

Bài thuốc 2: Điều trị bệnh liệt dương ở nam giới

  • Nhục thung dung: 16g
  • Ba kích thiên: 12g
  • Đỗ trọng: 12g
  • Thỏ ty tử: 12g
  • Phòng phong: 12g
  • Phụ tử: 12g
  • Xà sàng tử: 12g
  • Viễn chí: 6g
  • Ngũ vị tử: 6g

Các vị thuốc trên đem tán mịn thành bột, làm thành viên, mỗi ngày uống 10 – 20g, một ngày uống 2 lần với rượu hoặc với nước muối loãng.

Bài thuốc 3: Chữa di tinh

  • Nhục thung dung thái nhỏ: 30g
  • Xương sống dê: 500g
  • Thỏ ty tử: 10g
  • Gạo tẻ: 50 – 100g

Tất cả các vị thuốc cùng với ngạo đem đi nấu cháo để ăn trong ngày.

Bài thuốc 4: Chữa vô sinh

  • Nhục thung dung thái nhỏ: 30g
  • Lộc nhung thái nhỏ: 10g
  • Nhân sâm thái nhỏ: 10g
  • Thục địa hoàng: 15g
  • Hải mã: 10g
  • Rượu trắng: 1 lít (40 – 45 độ)

Tất cả cá vị thuốc trên cho vào bình, sau đó đổ rượu vào, đậy thật kín bình, lắc đều lên, rồi mang đi bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.

Khi sử dụng thì mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 20ml. Không dùng cho người bị cảm phát sốt.

Bài thuốc 5: Chữa suy nhược thần kinh

  • Nhục thung dung: 10g
  • Nấm phục linh: 6g
  • Thạch xương bồ: 4g
  • Sơn thù du: 5g
  • Thỏ ty tử: 8g
  • Nước 600ml

Tất cả nguyên liệu trên bỏ vô bình sắc, sắc đến khi còn khoảng 200ml. Chia làm 3 lần rồi uống trong ngày, trước khi uống nhớ hâm thuốc lên cho ấm.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


11/12/18

Hắc linh chi là gì? Tác dụng và cách dùng

Hắc linh chi là gì?


Hắc linh chi là một trong 6 cực phẩm của chi Linh Chi, đây là loại thảo dược được chứng minh là có tác dụng hơn cả nhân sâm.

Linh chi có rất nhiều loại nhưng chỉ có “lục chi” là có công dụng trong điều trị bệnh, đặc biệt là những căn bệnh hiểm nghèo như, tiểu đường, đái tháo đường, ung thư,...

Đặc điểm:

Hắc linh chi còn gọi là nấm linh chi đen, có tên khoa học là Ganoderma Subresinosum. Chúng có phần mũ nấm và thân nấm dài. Toàn bộ thân và mũ nấm đều có màu đen bóng. Thân nấm dài từ 3 – 15cm tùy từ cây nấm, mũ hình bán nguyệt dày từ 0,4 – 1cm. Thịt nấm có màu vàng nhạt.

Hinh-anh-hac-linh-chi
Hắc linh chi - thần dược từ mẹ thiên nhiên

Phân bố: 

Hắc linh chi cũng như 5 loại linh chi còn lại trong “lục chi”, chúng được tìm thấy mọc trên các cây gỗ lim ở khu vực rừng già và rừng nguyên sinh, nơi ít có sự xuất hiện của con người.

Trong tự nhiên, nấm linh chi đen thường mọc ở sâu trong rừng, trên những quả núi cao hơn 1000 mét so với mặt nước biển với địa hình hiểm trở, nên số lượng loại nấm này thường không nhiều. Do vậy, việc khai thác nấm hắc chi thường vô cùng khó khăn. Những người thợ sơn tràng thường phải vượt hàng nghìn cây số, vào tận sâu trong các khu rừng nguyên sinh mới có thể tìm và khai thác được nấm.

Thành phần hóa học:

Trong nấm linh chi có chứa các dược chất: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium,...

Tác dụng của Linh chi đen


Hắc linh chi có vị mặn, tính lành không độc, có chứa nhiều dược chất quý hiếm giúp ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường.

Adenosine là một thành phần rất quan trọng trong nấm hắc linh chi, Adenosine giúp cân bằng cơ thể, trấn tỉnh con người ở mọi lúc mọi nơi.

Cellulose giúp cho cơ thể chống được rất nhiều căn bệnh như tiểu đường, táo bón, mệt mõi, suy nhược thần kinh, kích thích cơ thể khỏe mạnh.

Selenium hỗ trợ cho những người hay mắc các căn bệnh về tim mạch, làm máu lưu thông, thành phần này rất có ích đối với người già và những người hay mắc bệnh về hệ thần kinh.

Adeninelà thành phần giúp chống thiếu dưỡng khí trong cơ thể.

Một số tác dụng cụ thể của nấm Linh chi đen:

  • Tác dụng lưu thông máu
  • Tác dụng trong việc tăng cường sự miễn dịch cơ thể
  • Phòng ngừa và ngăn chặn quá trình lão hóa
  • Tác dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu
  • Tác dụng hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh tiểu đường
  • Tác dụng giải độc cho cơ thể
  • Tác dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư
  • Kìm hãm sự phát triển của virut HIV

Cách dùng


Cũng như Hồng chi (nấm linh chi đỏ) thì hắc linh chi cũng có những phương pháp sử dụng tương tự như: Ngâm nấm với rượu để uống hoặc xay nấm thành bột để uống hay đơn giản hơn là hãm trà nấm với nước nóng uống trực tiếp.

Kết luận


Nấm linh chi là một loại thảo dược miền núi tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người. Trong lục chi thì Hồng chi là có dược tính mạnh mẽ hơn cả, tuy nhiên 5 loại còn lại trong đó có Hắc chi đều có những lợi ích mà ngay cả Nhân sâm cũng không có được.

Tuy nhiên, hiện nay ngoài “lục chi” còn có 1 loại nấm linh chi nữa cũng có những tác dụng tương tự mà giá thành lại phải chăng hơn đó là “Linh chi sừng hươu”. Đây là một loại linh chi có nguồn gốc từ Hàn quốc, ở Việt Nam chỉ tìm thấy một số lượng ít tại khu vực Tây Bắc. Chúng cũng được các công trình nghiên cứu khoa học chứng minh về dược tính cũng như tác dụng, đặc biệt là tác dụng phòng chống, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư quái ác.

Để tìm hiểu về sản phẩm nấm linh chi sừng hươu các bạn nên tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com



8/12/18

Tại sao nam giới nên biết cây Mật nhân – Bá bệnh

Tại sao nam giới nên biết cây Mật nhân


Một câu hỏi đặt ra là tại sao gần tết rất nhiều đại gia săn lùng Mật nhân ngâm rượu để chơi tết? Vậy thì rượu mật nhân có tác dụng gì? Nhiều người nói rằng rượu mật nhân “Ông uống bà khen hay”, vậy thực hư tác dụng của nó là như thế nào?

Mat-nhan-chua-yeu-sinh-ly
Mật nhân chữa yếu sinh lý cho nam giới

Thực ra Mật nhân đã là một vị thuốc trong Đông y tại các quốc gia Đông Nam Á từ rất lâu đời.
Ở mỗi Quốc Gia thì cách sử dụng khác nhau và ứng dụng điều trị các loại bệnh khác nhau. Đưới đây là một số cách dùng trị bệnh của một số Quốc Gia:

Ở Indonesia và Malaysia, rễ cây được dùng để tăng sinh lực, cải thiện chứng trầm cảm sau sinh, tăng cường sức khỏe tình dục, giảm sốt, trị giun sán đường ruột, bệnh lỵ, tiêu chảy, khó tiêu và vàng da.

Ở Việt Nam, hoa và quả được dùng trị bệnh lỵ, rễ dùng trị sốt rét và sốt.

Ở Malaysia, cây được chế thành dạng bôi giúp giảm đau đầu và đau bụng.

Điều đó cho thấy từ lâu các Quốc Gia: Indonesia và Malaysia họ đã sử dụng trong các bài thuốc tăng cường sinh lý cho nam giới.

Gần đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại thảo dược này, có những nghiên cứu đã được thực hiện để phân tích các tác dụng của Mật nhân. Riêng về tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục, các kết quả nghiên cứu cho thấy Mật nhân chứa 40% glycosaponin, 30% polysaccharit và 22% eurypeptit  là các hoạt chất giúp tế bào leydig ở tinh hoàn tăng cường sản xuất testosterone nội sinh.

Như vậy tác dụng đến sinh lý nam giới của Mật nhân là chính xác và đã được khoa học thực nghiệm chứng minh. Mật nhân là một trong số ít những thảo dược chữa yếu sinh lý được nghiên cứu bằng khoa học hiện đại. Vì vậy nói “Nam giới nên biết đến rượu mật nhân” là có cơ sở.

Hiện nay, Mật nhân được biết đến rộng rãi không chỉ ở châu Á mà còn ở nhiều nước châu Âu, Hoa Kỳ với nhiều công dụng như tăng cường sức khỏe tình dục, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, trị sốt rét, tiểu đường, các rối loạn về tiêu hóa, các bệnh về khớp, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong đó, Mật nhân được biết và sử dụng nhiều hơn cả cho việc tăng cường sức khỏe tình dục.

Tìm hiểu thêm các loại thảo dược miền núi chữa yếu sinh lý tuyệt vời:

Rượu Tứn Khửn Biệt Dược Cho Lứa Đôi Phòng The – 0912840246

Tỏa Dương Thảo Dược Quý Cho Cánh Mày Râu – 0912840246

Tìm hiểu về Mật nhân – Bá bệnh


Cây Mật nhân còn được gọi với nhiều tên theo từng vùng miền như: Bá bệnh, Bách bệnh, Mật nhơn, Bá bịnh. Đây là loại cây có hoa thuộc họ Simaroubaceae, loài bản địa ở Malaysia, Indonesia, phân bố ít hơn ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và Ấn Độ.

Được xem là loại thảo dược quý, các bộ phận của cây gồm lá, quả, thân, đặc biệt là rễ có tác dụng điều trị nhiều bệnh. Hiện nay, vị thuốc này được dùng rộng rãi không chỉ ở vùng Đông Nam Á mà cả ở Tây Âu, Hoa Kỳ, dưới dạng thực phẩm bổ sung và nước uống.

Đặc điểm:

Mật nhân thuộc loại cây bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp, trên đất sỏi, ưa chua và dẫn lưu nước tốt. Cây có kích thước trung bình, có thể cao đến 10m, thường không phân nhánh.

Lá kép lông chim chẵn có thể dài đến 1m, cuống lá màu nâu đỏ. Mỗi lá kép gồm 30 – 40 lá chét, hình mũi mác hoặc hình trứng ngược. Mỗi lá chét dài khoảng 5 – 20 cm, rộng 1,5 – 6 cm, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng.

Hoa mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn. Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, rất mềm.

Quả hạch cứng, hình trứng, nâu vàng khi còn non và trở thành nâu đỏ khi chín. Vỏ và rễ của cây thường có màu trắng hay vàng ngà.

Phân bố:

Cây phân bố ở khắp các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Indonesia, Malaysia,...Ngoài ra chúng cũng được tìm thấy tại các nước thuộc khu vực Châu Âu.

Thành phần hóa học:

Mật nhân có chứa các dược chất: Eurycomanol, eurycomanone và eurycomalactone

Tác dụng của rượu Mật nhân


Sử dụng rượu Mật nhân điều độ sẽ có những tác dụng cực tốt đến sinh lý nam giới. Nó giúp nâng cao chất lượng tinh trùng, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh, hiếm muộn con cái. Ngoài ra còn có những tác dụng sau:


  • Hỗ trợ điều trị chứng khí hư, huyết kém ở nữ giới,  giúp giảm stress, mệt mỏi, mất ngủ
  • Hỗ trợ điều trị : Đau lưng, mỏi gối, tay chân tê buốt ở người cao tuổi
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout
  • Tác dụng ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa…


Đặc biệt rượu Mật nhân có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp rất tốt, hầu hết các bệnh nhân bị xương khớp, tê nhức chân tay sau khi sử dụng cây Mật nhân một thời gian đều có kết quả tốt, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh đường ruột.

Kết luận


Cây mật nhân là loài thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời. Song do nhiều đặc thù phức tạp cũng như dược tính mạnh, tốt nhất không nên tự ý sử dụng mật nhân tại nhà. Các bạn nên tham khảo ý kiến của các lương y trước khi sử dụng.

Để biết thêm những thảo dược miền núi chữa yếu sinh lý, hiếm muộn con cái hiệu quả, các bạn nên tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com